Trung tâm trợ giúp SmartHR
background
Điều chỉnh thuế cuối năm

Quy cách hiển thị tổng thu nhập chịu thuế trong "Tờ khai giảm trừ cơ bản của người có thu nhập chịu thuế từ lương kiêm Tờ khai giảm trừ cho vợ/chồng của người có thu nhập chịu thuế từ lương kiêm Tờ khai giảm trừ điều chỉnh số tiền thu nhập chịu thuế"

Đối tượng độc giả:
Cho ban quản lý
Đối tượng gói:
Simple HRHR EssentialsProfessional0 YênHR Strategy

Đối với số tiền tổng thu nhập chịu thuế ước tính trong năm nay được ghi trong “Tờ khai giảm trừ cơ bản của người có thu nhập chịu thuế từ lương kiêm Tờ khai giảm trừ cho vợ/chồng của người có thu nhập chịu thuế từ lương kiêm Tờ khai giảm trừ điều chỉnh số tiền thu nhập chịu thuế” (給与所得者の基礎控除申告書 兼 給与所得者の配偶者控除等申告書 兼 所得金額調整控除申告書) (dưới đây gọi là Tờ khai giảm trừ cơ bản kiêm Tờ khai giảm trừ cho vợ/chồng kiêm Tờ khai giảm trừ điều chỉnh thu nhập chịu thuế), trường hợp không thuộc đối tượng giảm trừ điều chỉnh thu nhập chịu thuế thì sẽ phải điền một số tiền thu nhập đồng nhất phù hợp với đáp án lựa chọn khi trả lời khảo sát

Trang này sẽ giải thích quy cách hiển thị tổng thu nhập chịu thuế ước tính, bối cảnh hình thành và các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng quy cách đó.

Ngoài ra, cũng có thể có trường hợp sẽ phản ánh số tiền chính xác trong hồ sơ thay vì số tiền đồng nhất. Vui lòng xem quy trình cụ thể trong “Cách thức nhập số tiền thực tế”

Quy cách

Trường hợp không thuộc đối tượng giảm trừ điều chỉnh số tiền thu nhập chịu thuế thì sẽ điền một số tiền thu nhập đồng nhất tương ứng với nội dung trả lời khảo sát trong phân loại đánh giá của phân loại 1 trong "Tờ khai giảm trừ cơ bản kiêm Tờ khai giảm trừ cho vợ/chồng kiêm Tờ khai giảm trừ điều chỉnh thu nhập chịu thuế".

Ô "Tính toán tổng thu nhập chịu thuế ước tính trong năm nay của bạn" chỉ là ô liệt kê "số tiền ước tính". Số tiền ước tính là số tiền dùng để xác định phân loại khi tính toán số tiền giảm trừ cho vợ/chồng, và trong chức năng điều chỉnh thuế cuối năm của SmartHR nó được hiển thị là một số tiền đồng nhất.

Các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng quy cách

Trường hợp thuộc đối tượng được giảm trừ điều chỉnh thu nhập chịu thuế, bạn cần ghi số tiền sau khi trừ đi khoản giảm trừ điều chỉnh số tiền thu nhập chịu thuế vào ô thu nhập chịu thuế từ tiền lương. Do đó, hệ thống sẽ hiển thị số tiền đã được tính ra chứ không phải là số tiền đồng nhất đã nhắc đến ở trên.

Bối cảnh của quy cách

Tiền đề

Trường hợp kê khai giảm trừ cho vợ/chồng, nhân viên phải tính “số tiền thu nhập chịu thuế” dựa trên số tiền thu nhập từ lương. Số tiền giảm trừ cho vợ/chồng (hoặc số tiền giảm trừ đặc biệt) được xác định tùy theo giá trị phân loại được tính từ số tiền thu nhập chịu thuế của nhân viên và số tiền thu nhập chịu thuế của vợ/chồng của nhân viên. Số tiền thu nhập chịu thuế được tính toán khá phức tạp từ thu nhập từ lương (gọi là số tiền trước khi trừ thuế thu nhập cá nhân, đóng bảo hiểm xã hội, v.v. nói chung là tiền lương tổng chưa trừ gì cả).

Vấn đề phát sinh

Nếu muốn tính số tiền thu nhập chịu thuế thì cần nhập tổng thu nhập năm để SmartHR tự động tính, tuy nhiên vấn đề phát sinh tại chỗ khó ước lượng thu nhập năm để làm cơ sở tính toán. Thu nhập năm không chỉ có lương mà còn bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền hoa hồng và tiền thưởng, v.v.

Về lý thuyết thì chỉ cần nhập số tiền ước tính vào tờ khai là được, nhưng tại thời điểm trả lời khảo sát điều chỉnh thuế cuối năm thì hầu như nhân viên đều chưa biết được thu nhập năm đó ra sao vì chưa kết thúc năm. Trước đây, trong khảo sát của SmartHR, nhiều người trả lời rằng họ "không biết tổng thu nhập năm (ước tính) tại thời điểm điều chỉnh thuế cuối năm”.

Nếu không kê khai số tiền thu nhập chịu thuế được tính từ thu nhập cả năm thì sẽ không thể xác định được số tiền giảm trừ cho vợ chồng (hoặc số tiền giảm trừ đặc biệt), vì vậy trong chức năng điều chỉnh thuế cuối năm của SmartHR số tiền thu nhập cả năm của nhân viên được nhập là một số tiền đồng nhất.

Ví dụ cụ thể

Trường hợp chọn "A" trong câu hỏi xác nhận thu nhập năm dự kiến của năm nay

Dưới đây là trường hợp trong câu hỏi 30 “Hãy chọn thu nhập từ lương của năm nay” người trả lời đã chọn “A: Thu nhập từ lương từ 8.500.000 Yên trở xuống (Nếu là thu nhập chịu thuế thì là từ 6.550.000 Yên trở xuống). Ngay cả khi số tiền thu nhập thực tế là dưới 8.500.000 Yên thì số tiền thu nhập được ghi trong phần "Tính toán tổng thu nhập chịu thuế ước tính trong năm nay" sẽ được hiển thị một giá trị đồng nhất là 8.500.000 Yên (số tiền thu nhập chịu thuế là 6.550.000 Yên).

画像を表示する

Số tiền thu nhập sẽ hiển thị là 10.950.000 Yên nếu chọn "B", là 11.450.000 Yên nếu chọn "C", là 11.950.000 Yên nếu chọn "D" và là 20.000.000 Yên nếu chọn "E". Trường hợp bạn chọn "E" thì bạn sẽ không thuộc đối tượng để được giảm trừ cho vợ/chồng (hoặc giảm trừ đặc biệt cho vợ/chồng).

Trường hợp không có vợ/chồng; tổng thu nhập chịu thuế của năm nay từ 5.000.000 Yên trở xuống

Trường hợp bạn trả lời khảo sát như dưới đây thì số tiền thu nhập điền trong ô “Tính toán tổng thu nhập chịu thuế ước tính trong năm nay” sẽ được hiển thị một giá trị đồng nhất là 6.777.778 Yên (Số tiền thu nhập chịu thuế là 5.000.000 Yên).

  • Câu 30 “Hãy chọn thu nhập từ lương của năm nay”
    • Chọn “A”
  • Câu hỏi 26: Trong câu hỏi cho câu hỏi “Có vợ/chồng không?”
    • Chọn "Không"
  • Câu 46 “Trước đây bạn đã từng có vợ/chồng không?”
    • Chọn có hoặc không
  • Câu 44 để xác nhận tình trạng sống chung mà không đăng ký kết hôn hợp pháp “Trong mục mối quan hệ trên giấy đăng ký cư trú có ghi “Chồng (chưa đăng ký kết hôn) - 夫 (未届)” hoặc “Vợ (chưa đăng ký kết hôn) - 妻 (未届)” không?
    • Chọn "Không"
  • Câu 36 (xác nhận điều kiện góa phụ) “Tổng thu nhập chịu thuế năm nay của bạn có từ 5.000.000 Yên trở xuống không?”
    • Chọn “Có”
画像を表示する

Cách nhập số tiền thực tế

Các bước trả lời khảo sát để số tiền được phản ánh chính xác trên giấy tờ thay vì điền một số tiền đồng nhất.

1. Câu hỏi 42 “Bạn có thu nhập khác ngoài thu nhập từ lương không?” Chọn “Có”

Nếu nhấn “Có” thì câu hỏi 43 “Vui lòng nhập chi tiết thu nhập của bạn” sẽ được hiển thị.

2. Nhập chi tiết thu nhập của bạn tại câu hỏi 43

Ngoài thu nhập từ lương, bạn có thể nhập số tiền thực tế liên quan tới "Thu nhập từ lương hưu", "Các khoản thu nhập riêng lẻ (Không bao gồm lương hưu)", "Thu nhập từ kinh doanh", "Thu nhập từ cổ tức", "Thu nhập từ bất động sản", "Trợ cấp thôi việc" và "Thu nhập khác".